Khái niệm lạm phát nhận thức lạm phát kỳ vọng

Trong kinh tế học, kỳ vọng liên quan đến các dự báo hoặc ý kiến của những người tham gia vào các hoạt động kinh tế về mức giá, về lượng hàng hóa giao dịch, về thu nhập, về thuế hoặc các biến số khác trong tương lai thì nhận thức liên quan đến sự hiểu biết và niềm tin vào một thời điểm nhất định của những người tham gia vào các hoạt động kinh tế đối với khoảng thời gian trong quá khứ.

 Muth (1961) là người đầu tiên đưa lý thuyết nhận thức và kỳ vọng vào phân tích biến động giá và sau đó một loạt các nhà kinh tế như Friedman (1977), Lucas Jr (1972), Sargent and Smith (1987) là những người tiên phong đưa kỳ vọng vào hệ thống lý thuyết kinh tế.

Các nhận thức và kỳ vọng có vai trò quan trọng trong các lý thuyết kinh tế cũng như đời sống. Chẳng hạn, các nhận thức của các hộ gia đình về lạm phát là một trong những yếu tố quan trọng hình thành kỳ vọng của họ (Benford & Driver, 2008). Từ đó các hộ gia đình sẽ quyết định mua sớm hơn nếu họ dự đoán giá tăng mạnh trong tương lai hay trì hoãn việc mua sắm khi họ kỳ vọng giá hàng hóa trong tương lai sẽ giảm. Do đó cả nhận thức và kỳ vọng này sẽ ảnh hưởng đến diễn biến của nền kinh tế ở hiện tại và trong tương lai. Rất nhiều các tài liệu thực nghiệm gần đây đã bắt đầu quan tâm đến khái niệm về nhận thức và kỳ vọng đối với các hoạt động kinh tế, đặc biệt là nỗ lực đưa ra các khái niệm và quan điểm về lạm phát nhận thức và lạm phát kỳ vọng. Nhận thức và kỳ vọng về lạm phát cũng có tầm quan trọng thiết yếu đối với các quyết định đầu tư của các hộ gia đình, và cả tiêu dùng và đầu tư đều là trọng tâm trong hoạt động của kênh truyền tải chính sách tiền tệ cũng như quy mô của các bộ ổn định tự động (Abildgren & Kuchler, 2021).

Một số quan điểm về lạm phát nhận thức:

Do đó thường có một khoảng cách lớn giữa lạm phát thực tế và lạm phát nhận thức (Schembri, 2020).

Một số quan điểm về lạm phát kỳ vọng:

(i) Lạm phát kỳ vọng liên quan đến những thay đổi dự kiến trong tương lai của mức giá (Adel Bosch et al., 2017).

(ii) Lạm phát kỳ vọng nhìn chung một phần được hình thành trên cơ sở các giá trị lạm phát thực tế trong quá khứ (Benford & Driver, 2008).

Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của lạm phát nhận thức, vì lạm phát kỳ vọng có nhiều khả năng được neo giữ tốt hơn ở một quốc gia nơi tỷ lệ lạm phát trong lịch sử được coi là đáng tin cậy.

Quan điểm và khái niệm khác nhau về lạm phát nhận thứclạm phát kỳ

Có rất nhiều các quan điểm và khái niệm khác nhau về lạm phát nhận thức và lạm phát kỳ vọng nhưng nhìn chung có thể hiểu như sau:

(i) Lạm phát nhận thức là niềm tin của các hộ gia đình vào một thời điểm nhất định t về tỷ lệ lạm phát giá tiêu dùng thực tế giữa t-12 và t. Lạm phát kỳ vọng là tỷ lệ lạm phát được dự đoán trong một khoản thời gian trong tương lai gần.

(ii) Trong khi, lạm phát kỳ vọng hướng tới tương lai, thì lạm phát nhận thức có xu hướng quá khứ vì chúng phản ánh quan điểm của mọi người về tỷ lệ lạm phát trong quá khứ hoặc hiện tại.

(iii) Lạm phát nhận thức là một yếu tố quyết định đến lạm phát kỳ vọng. Lạm phát kỳ vọng lại ảnh hưởng đến lạm phát thực tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của chính sách tiền tệ.

Do đó cả lạm phát nhận thức và lạm phát kỳ vọng đều ảnh hưởng đến hoạt động của nền kinh tế.

Vai trò của lạm phát nhận thứclạm phát kỳ vọng

Lý thuyết kinh tế và một số nghiên cứu trước đây gợi ý rằng lạm phát kỳ vọng có các vai trò chủ yếu là kênh dự báo hành vi của các thành viên trong nền kinh tế và kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ – là công cụ của chính sách tiền tệ. Cavallo et al. (2017) chỉ ra rằng lạm phát kỳ vọng của người tiêu dùng là chìa khóa để hiểu được các quyết định tiêu dùng và đầu tư của hộ gia đình cũng như tác động của các chính sách tiền tệ. Ngoài ra, theo nghiên cứu của Lein and Maag (2011), Dräger (2015) lạm phát nhận thức là yếu tố quyết định đến lạm phát kỳ vọng – vai trò chủ yếu của lạm phát nhận thức. Do đó vai trò chủ yếu của lạm phát nhận thức là sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua kênh lạm phát kỳ vọng. Sơ đồ dưới đây trình bày tóm tắt vai trò của lạm phát nhận thức và lạm phát kỳ vọng.