"Lạm phát kỳ vọng - công cụ phục vụ xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ của
Ngân hàng Nhà Nước"

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ NGÂN HÀNG ĐHQG-HCM

KHẢO SÁT LẠM PHÁT NHẬN THỨC VÀ
LẠM PHÁT KỲ VỌNG TRONG NỀN KINH TẾ
VIỆT NAM

Khảo sát này nằm trong khuôn khổ dự án Nghiên cứu khoa học về tài chính hành vi trong nền kinh tế Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu không chỉ có giá trị khoa học mà còn có giá trị thực tiễn, tham khảo cho việc đề xuất chính sách kinh tế.

VỀ LẠM PHÁT NHẬN THỨC
VÀ LẠM PHÁT KỲ VỌNG

Khái niệm lạm phát nhận thức và lạm phát kỳ vọng

Trong kinh tế học, kỳ vọng liên quan đến các dự báo hoặc ý kiến của những người tham gia vào các hoạt động kinh tế về mức giá, về lượng hàng hóa giao dịch, về thu nhập, về thuế hoặc các biến số khác trong tương lai thì nhận thức liên quan đến sự hiểu biết và niềm tin vào một thời điểm nhất định của những người tham gia vào các hoạt động kinh tế đối với khoảng thời gian trong quá khứ. Muth (1961) là người đầu tiên đưa lý thuyết nhận thức và kỳ vọng vào phân tích biến động giá và sau đó một loạt các nhà kinh tế như Friedman (1977), Lucas Jr (1972), Sargent and Smith (1987) là những người tiên phong đưa kỳ vọng vào hệ thống lý thuyết kinh tế.

Phương pháp tính phổ biến

Phương pháp Thống kê Cân bằng (Balance Statistics) đơn giản nhất về lạm phát kỳ vọng (hay nhận thức), được đề xuất bởi Anderson (1952), là sự khác biệt giữa tỉ lệ phần trăm của những người được khảo sát kỳ vọng (hay nhận thức) về giá tăng và giá giảm. Trong trường hợp các câu hỏi khảo sát phân bậc có thể được biểu thị như sau:

Theo Anh/Chị, tỷ lệ lạm phát hiện nay so với 12 tháng trước là: (1) tăng rất nhiều; (2) tăng vừa phải; (3) tăng nhẹ; (4) giữ nguyên ở mức ban đầu; (5) giảm; (6) Không có ý kiến

BSe = \(A_e^1 + A_e^2 + A_e^3 − Ce\)
BSp = \(A_p^1 + A_p^2 + A_p^3 − Cp\)

KHẢO SÁT LẠM PHÁT NHẬN THỨC VÀ
LẠM PHÁT KỲ VỌNG TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

“Kính gửi các anh/chị, khảo sát này nằm trong khuôn khổ dự án Nghiên cứu khoa học về tài chính hành vi trong nền kinh tế Việt Nam. Kết quả nghiên cứu không chỉ có giá trị khoa học mà còn có giá trị thực tiễn, tham khảo cho việc đề xuất chính sách kinh tế. Các câu hỏi sau không có câu trả lời nào đúng hoặc sai. Anh/Chị vui lòng phản ánh suy nghĩ của riêng mình thông qua lựa chọn các đáp án phù hợp. Mọi thông tin dữ liệu đều được giữ kín, không công khai và chỉ phục vụ cho nghiên cứu này. Nhóm nghiên cứu trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của anh/chị”.

Kết quả Khảo sát

Khảo sát được thực hiện trên khắp cả nước, tập trung vào khu vực phía Nam. Người tham gia khảo sát phần lớn có độ tuổi từ 25 đến 34 tuổi, đã có gia đình, và có mức thu nhập khá. Dù đối tượng tham gia khảo sát đa dạng về trình độ học vấn và nghề nghiệp nhưng chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là trình độ đại học và các ngành nghề kinh doanh.