KHẢO SÁT ĐỢT 1 – THÁNG 10 NĂM 2020

Tác động của dịch Covid-19 đến lạm phát nhận thức và kỳ vọng tháng 10/2020

Nghiên cứu đã thực hiện kiểm định các tác động của Covid-19 đến lạm phát nhận thức và kỳ vọng thông qua các câu hỏi tiền nghiệm và hậu nghiệm. Nếu phản ứng của người trả lời có thay đổi, chứng tỏ thông tin về Covid-19 đã để lại tác động nhất định lên lạm phát nhận thức và lạm phát kỳ vọng. Kết quả cụ thể như sau:

Covid-19 có tác động rất rõ rệt, làm thay đổi lạm phát nhận thức và kỳ vọng trong gần ½ công chúng. Trong đó đa phần các nhận định đã điều chỉnh theo hướng giảm nhẹ, từ mức giá tăng mạnh xuống mức tăng nhẹ hoặc tăng không đáng kể. Họ cho rằng, mức giá tăng như vậy là cao nếu xét trong bối cảnh bình thường, còn trong bối cảnh khó khăn do Covid-19, mức đó là không đáng kể. Họ hình dung với những khó khăn phát sinh do phong tỏa, hoạt động sản xuất, logistic, thương mại đều gián đoạn, giá cả nếu không kiểm soát, có thể đã tăng nhiều hơn thế. Tác động này đặc biệt rõ đối với các mặt hàng thiết yếu gồm hàng ăn, đồ uống…

Riêng mặt hàng liên quan đến y tế, dược phẩm lại lội ngược dòng, theo đó, người dân nhận định rằng Covid-19 đã đẩy giá cao hơn nhiều so với bối cảnh bình thường. Hiện tượng tương tự cũng xuất hiện trong các nhóm các hàng hóa dịch vụ du lịch, văn hóa và giải trí.

Những nhận định trên được rút ra từ kết quả phân tích dữ liệu tổng thể sau khi đã loại bỏ các giá trị trống và cân bằng lại bộ dữ liệu bằng phương pháp undersampling.

ket qua phan tich cum
do tien nghiem

Một số đặc điểm lưu ý như sau:

  • Giới tính không ảnh hưởng lớn đến lạm phát nhận thức. Quan sát kết quả trên, sự phân bố về dự đoán giá giữa nam và nữ là gần giống nhau cho tổng thể mọi hàng hóa. (Kết quả phân tích còn cho thấy, đặc điểm nhân khẩu học và địa lý không gây ảnh hưởng lớn đến lạm phát nhận thức).
  • Đặc điểm nhân khẩu học của những người dự đoán giá không tăng hoặc tăng ít gồm:
    • Độ tuổi rơi vào khoảng 25 đến 44 tuổi,
    • Có gia đình
    • Trình độ đại học
    • Làm việc chủ yếu trong lĩnh vực giáo dục và kinh tế
    • Thu nhập trung bình từ 7.5 triệu đến 15 triệu đồng mỗi tháng.
  • Sau khi được thông báo về dịch Covid-19, nhận thức về lạm phát có hiệu chỉnh tập trung về mức “giá tăng nhẹ”.
  • Các mặt hàng có số lượng người cảm nhận rằng giá đã tăng mạnh nhất do Covid-19:
    • Thuốc và dịch vụ y tế,
    • Nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD.
  • Các mặt hàng có xu hướng được nhận định là giá sẽ tiếp tục tăng nhưng tăng nhẹ, do Covid-19:
    • Hàng ăn và dịch vụ ăn uống
    • Thuốc và dịch vụ y tế
    • Nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD
    • Văn hóa, giải trí và du lịch.
  • Các mặt hàng có xu hướng nhận định giá hầu như không thay đổi một cách rõ rệt, dù có Covid-19:
    • Bưu chính viễn thông
  • Lạm phát nhận thức cao hơn lạm phát chính thức, do chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các mặt hàng thường xuyên tiêu dùng (tần suất mua nhiều và số lượng mua nhiều), gồm hàng tiêu dùng thiết yếu.